THỦ TỤC SANG TÊN SỔ ĐỎ CỦA NGƯỜI ĐÃ MẤT KHÔNG ĐỂ LẠI DI CHÚC ĐÚNG QUY ĐỊNH

05/07/2021 - Luật kinh doanh BĐS
Với những người đã mất không để lại di chúc thì ai sẽ được hưởng quyền thừa kế và thủ tục sang tên sổ đỏ như thế nào hợp pháp? Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết qua bài viết!

Quy định về chia tài sản của người đã mất không có di chúc

* Khi một người đã mất không để lại di chúc thì tài sản sẽ được chi theo quy định của pháp luật về thừa kế. Những trường hợp tài sản của người đã mất được chia theo quy định của pháp luật theo quy định tại Điều 650 Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:

- Không có di chúc;

- Di chúc không hợp pháp;

- Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lạp di chúc; cơ quan, tổ chức được thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế; 

- Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

sang-ten-so-do-637469278200363824.jpg

Sang tên sổ đỏ của người đã mất cần căn cứ theo quy định của pháp luật

Ảnh minh họa: Internet

* Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:

- Phần di sản không được định đoạt trong di chúc; 

- Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật; 

- Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

* Các hàng thừa kế tài sản như nhà đất của người đã mất không có di chúc sẽ gồm:

- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; 

- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chuột ruột của người chết mà người chết là cụ nội,cụ ngoại.

Hang-thua-ke-theo-phap-luat-(1).jpg

Các hàng thừa kế theo quy định pháp luật

Vì vậy, nếu muốn chia tài sản thừa kế như phân chia nhà đất của người đã mất thì tài sản sẽ được chia cho hàng thừa kế thứ nhất. Tất cả những người cùng hàng sẽ được chia như nhau. Ví ụ người bố mất  (bố mẹ và vợ của bố đã mất), người bố có 3 người con (1 gái, 2 trai) thì tài sản sẽ được chia đều cho 3 người con và căn cứ theo thủ tục sang tên sổ đỏ của cha mẹ đã mất.

Nếu không có ai ở hàng thừa kế thứ nhất hoặc những người đó đã mất, không có quyền hưởng tài sản hoặc từ chối nhận thì sẽ tiếp tục chia đến hàng thừa kế tiếp theo. Trường hợp không có ai ở hàng thừa kế thứ 2 thì sẽ tiếp tục chia đến hàng thừa kế thứ 3. 

Thủ tục sang tên sổ đỏ người đã mất không để lại di chúc mới nhất

Chuẩn bị hồ sơ sang tên

Với những người đủ điều kiện hưởng tài sản là nhà đất của người đã mất sẽ cần chuẩn bị hồ sơ sang tên nhà đất. Theo khoản 2 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT, người được hưởng thừa kế phải chuẩn bị 01 bộ hồ sơ, gồm các giấy tờ sau:

- Bản gốc Giấy chứng nhận (bản gốc sổ đỏ).

- Giấy tờ về quyền hưởng di sản thừa kế.

Lưu ý:

- Trường hợp người thừa kế là người duy nhất, phải có đơn đề nghị được đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của người thừa kế;

- Trường hợp có nhiều người cùng hưởng di sản thừa kế là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng từ chối hưởng thì phải có văn bản từ chối hưởng quyền thừa kế.

dong-dau-treo-la-gi.jpg

Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ liên quan theo quy định pháp luật

Các bước thực hiện sang tên sổ đỏ

Bước 1: Nộp hồ sơ đã chuẩn bị.

Cách 1: Nộp tại UBND cấp xã nơi có đất nếu có nhu cầu (xã, phường, thị trấn).

Cách 2: Nộp hồ sơ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện hoặc bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả theo quy định của UBND cấp tỉnh. Trường hợp địa phương chưa có Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện thì nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện.

Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ.

Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền giải quyết yêu cầu.

Bước 4: Trả kết quả về yêu cầu cho người dân. 

Thời hạn giải quyết

Theo khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, thời hạn được quy định:

- Không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 20 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

- Thời gian trên không tính ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.

- Kết quả giải quyết thủ tục hành chính phải trả cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất trong thời hạn không quá 3 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả giải quyết.

Chi phí phải nộp khi sang tên sổ đỏ thừa kế

- Thuế thu nhập cá nhân phải nộp là 10% giá trị bất động sản được nhận thừa kế.

- Lệ phí trước bạ phải nộp là 0.5% giá trị bất động sản được nhận thừa kế.

sang-ten-so-do-637469278200363824.jpg

Phí sang tên sổ đỏ bao gồm lệ phí trước bạ, thuế TNCN và lệ phí địa chính

Những trường hợp không phải nộp thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ: Thừa kế nhà đất giữa: Vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.

- Lệ phí địa chính: Mức thu do HĐND cấp tỉnh quyết định. Thông thường dao động từ 50.000 - 100.000 đồng. 

Trên đây là tổng hợp các thông tin về thủ tục sang tên sổ đỏ của người đã mất. Hãy căn cứ theo tư vấn nhà đất để có những kiến thức đầy đủ nhất. 

N.Phương (Tổng hợp)