THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN 2023 SẼ CÓ DIỄN BIẾN BẤT NGỜ?

04/10/2022 - Tin thị trường
Chuyên gia cho rằng, năm 2023, khi có room tín dụng mới sẽ giúp thị trường bất động sản sôi động hơn so với hiện tại, nhưng sẽ không có chuyện “sốt đất” xảy ra như đầu năm 2022. Dòng tiền room tín dụng mới tuy không nhiều nhưng giúp thị trường có thêm giao dịch từ người mua nhà thực và các nhà đầu tư bất động sản nhỏ lẻ.

Mới chỉ đầu năm 2022, thị trường bất động sản nhiều nơi tiếp tục lên cơn sốt. Tuy nhiên, sang quý II, trước động thái kiểm soát tín dụng của ngân hàng đã khiến thị trường nhanh chóng rơi vào trầm lắng.

Gần nửa năm trở lại đây, thị trường vẫn không có tín hiệu khá hơn, thậm chí nhiều nơi nhà đầu tư rơi vào tình trạng áp lực tài chính chấp nhận cắt lỗ để giải phóng. Bên cạnh đó, cũng có nhiều nhà đầu tư đang tiếp tục “gồng”, chờ thị trường năm tới khởi sắc vào năm sau

Sự thật về "chiêu" cắt lỗ bất động sản

Theo ông Quê, nhà đầu tư bất động sản giai đoạn 2008 - 2010 chủ yếu vay vốn với lãi suất cao trên dưới 20% nên khi bất động sản xuống giá là thi nhau bán tháo tạo thị trường hoảng loạn. Còn nhà đầu tư giai đoạn này ít sử dụng vốn vay. Vì vậy, nhà đầu tư sẽ không hoảng loạn khi bất động sản đi ngang hay đôi chỗ có sự xuống giá nhẹ mà họ tập trung quan sát thị trường, sẵn sàng mua vào nếu có sản phẩm tốt”.

Bà Trang Bùi, Tổng Giám đốc Cushman & Wakefield Vietnam cho rằng, khả năng tăng lãi suất và việc kiểm soát chặt chẽ hoạt động tín dụng bất động sản của các ngân hàng hiện nay đã tạo ra những biến động cho thị trường bất động sản trong thời gian qua. Theo đó, tính thanh khoản của các dự án, dòng tiền và lợi nhuận của doanh nghiệp trong năm 2022 - 2023 sẽ bị tác động.

Tuy nhiên, bà Trang cho rằng, với các động lực tăng trưởng mạnh mẽ và các cải cách đang diễn ra sẽ giúp thị trường tiếp tục vững vàng trong trung hạn ở tất cả các phân khúc khi thị trường trở nên minh bạch hơn.

“Thị trường bất động sản Việt Nam đang ở giai đoạn có những nền tảng tốt để tăng trưởng và phát triển. Tuy nhiên, năm 2023 được dự báo chúng ta nên cẩn trọng với tình hình kinh tế toàn cầu, chúng ta không nên lạc quan mặc dù đang tăng trưởng”, bà Trang nhận định.

“Còn các doanh nghiệp chủ yếu nguồn vốn phát triển từ huy động trái phiếu và các nhà đầu tư, còn sử dụng vốn từ ngân hàng chiếm một phần nhỏ. Do đó, khi nguồn vốn chính tiếp tục bị ảnh hưởng thì câu chuyện nhức nhối của thị trường vẫn là nguồn cung bất động sản tiếp tục khan hiếm. Do đó, room tín dụng năm 2023 chưa chắc đã giải quyết được vấn đề gốc rễ”, ông Đính nói.

Theo vị chuyên gia, nguồn cung khan hiếm tiếp tục đẩy giá nhà ở lên cao, trong khi đó vượt xa khả năng của người mua. Do đó, giao dịch có thể tăng nhưng khó bùng nổ như trước đó.

“Hiện đang trong quá trình để sửa đổi luật liên quan tới bất động sản, một số nhà đầu tư trong thời gian này ngại xuống tiền. Đến khi sửa xong luật, khi mọi thứ đã rõ ràng mới có thể biết được thị trường tiếp tục đi theo hướng nào”, ông Đính nói thêm.

Nhiều chuyên gia cho rằng, thị trường bất động sản năm tới sẽ có nhiều tín hiệu tích cực hơn. Trong đó, khả năng pháp lý được tháo gỡ là rất cao, cùng đó, đến năm 2023 sẽ có room tín dụng mới sẽ là điểm sáng cho thị trường bất động sản phục hồi.

Minh Tâm

Nhịp sống thị trường