HÀ NỘI THÀNH LẬP 2 THÀNH PHỐ MỚI TẠI HÒA LẠC VÀ SƠN TÂY - BA VÌ, THỜI CỦA BẤT ĐỘNG SẢN PHÍA TÂY ĐÃ ĐẾN?
Tại Quy hoạch thủ đô thời kỳ 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2050, vừa được HĐND TP Hà Nội thông qua ngày 29/3, UBND Thành phố Hà Nội đề xuất thêm nhiều điểm mới so với tờ trình trước đó, đặc biệt là phía Tây thủ đô được đề xuất xây dựng 2 thành phố mới.
Cụ thể, theo định hướng đến năm 2050, thủ đô có hai thành phố trực thuộc là thành phố Khoa học và Đào tạo Hòa Lạc và thành phố phía Bắc bao gồm địa giới hành chính huyện Sóc Sơn, Mê Linh và một phần Đông Anh. Ngoài ra, Hà Nội đề xuất nghiên cứu hình thành thêm hai thành phố: Thành phố Du lịch ở khu vực Sơn Tây - Ba Vì và thành phố sân bay phía Nam ở Phú Xuyên - Ứng Hòa khi có sân bay thứ hai vùng Thủ đô.
Hà Nội cho biết trước mắt sẽ ưu tiên thành lập thành phố phía Bắc và phía Tây, hai thành phố còn lại sẽ được nghiên cứu hình thành thêm. Các thành phố này được coi là vùng phát triển đặc thù, nên cần cơ chế riêng biệt, bao gồm mô hình chính quyền đô thị với thể chế đặc thù.
Như vậy, với kế hoạch này, Hà Nội định hướng phát triển 5 vùng đô thị tương ứng 4 thành phố trên và một đô thị trung tâm. Trong đó riêng khu vực phía Tây có đến 2 thành phố mới, đây sẽ là lực đẩy rất mạnh cho thị trường bất động sản khu vực này trong tương lai sắp tới.
"Từ nay đến 5 năm tới là thời của bất động sản phía Tây khi khu vực này liên tục đón những quy hoạch lớn cùng hệ thống hạ tầng lớn như vành đai 3,5 - vành đai 4- vành đai 5 đang dần hình thành. Một khi 2 thành phố phía Tây chính thức được xây dựng sẽ là lực đẩy cực lớn cho sự phát triển của bất động sản nơi đây", ông Nguyễn Văn Đính - Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho biết.
Thực tế cho thấy, sự phát triển mạnh mẽ đang đẩy giá trị bất động sản tại khu vực phía Tây Hà Nội đang có sự tăng trưởng vượt bậc. Tính thanh khoản tăng cao nhờ quy hoạch hạ tầng đồng bộ, quỹ đất rộng, quy tụ nhiều dự án bất động sản quy mô lớn. Hàng loạt dự án giao thông trọng yếu đang làm thay đổi diện mạo của phía Tây thành phố như đường cao tốc Láng - Hòa Lạc hiện hữu, trục Tây Thăng Long, vành đai 3,5, vành đai 4 cũng đang được cấp tập xây dựng...Bài toán giao thông được giải quyết cũng đồng nghĩa với việc khu vực phía Tây trở thành khu vực trọng yếu của thủ đô, tạo đòn bẩy lớn nâng cao giá trị bất động sản khu vực này trong thời gian tới.
Với sự bứt tốc mạnh mẽ về hạ tầng, giờ đây, bất cứ ai đi trên những trục đường huyết mạch của khu Tây Hà Nội đều có thể cảm nhận được tầm vóc của một khu vực phát triển năng động. Bất động sản phía Tây Hà Nội vốn đã phát triển mạnh mẽ, nhưng được dự báo sẽ "bứt tốc" mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới nhờ sự đầu tư về hạ tầng và các dự án đại đô thị đang triển khai đồng bộ. Và tiềm năng khu vực phía Tây đang dần được mở rộng xa hơn xuống khu vực Hòa Lạc, Ba Vì, Hòa Bình khi khu vực Hoài Đức, Nam Từ Liêm đã bắt đầu cạn dần quỹ đất.
Theo đánh giá của giới đầu tư sành sỏi, một khi Hòa Lạc lên thành phố công nghệ, Sơn Tây - Ba Vì trở thành thành phố nghỉ dưỡng thì tam giá bất động sản Hòa Lạc - Hòa Bình - Ba Vì sẽ có những cú bứt phá mạnh mẽ. Trong khi đất Hòa Lạc đã sốt nóng liên tục, Ba Vì và Xuân Mai khan hiếm các dự án quy mô thì Hòa Bình lại nổi lên là vùng đất tiềm năng với những đô thị nghỉ dưỡng lớn.
"Theo quy hoạch dự kiến thành phố phía Tây sẽ hình thành đô thị du lịch nghỉ dưỡng, đây sẽ là điều kiện rất tốt để phát triển thị trường bất động sản Hòa Bình. Sẽ có một lớp những người giàu, những chuyên gia làm việc ở Hòa Lạc nhưng có nhu cầu hưởng thụ một cuộc sống ở những khu đô thị nghỉ dưỡng cao cấp, gần sân golf ở Hòa Bình. Với sự phát triển đột phá của các tuyến cao tốc kết nối Hòa Lạc - Hòa Bình, tầng lớp này có thể dễ dàng di chuyển từ Hòa Lạc - Hòa Bình trong ngày", ông Vũ Cương Quyết - Tổng giám đốc Đất Xanh Miền Bắc cho biết.
Quan sát thực tế cho thấy, để đón đầu sự phát triển của thành phố phía Tây Hà Nội, nhiều dự án lớn tại Hòa Bình cũng đang tăng tốc ra mắt thị trường trong năm nay. Một trong số đó có thể kể đến Casa Del Rio với quy mô 142ha. Tọa lạc ngay vị trí vàng cửa ngõ kết nối Hòa Lạc - Hòa Bình, dự án được chia thành 03 phân khu gồm Roma, Paris, Berlin với các loại hình sản phẩm shophouse, biệt thự, liền kề hướng đến lượng khách mua nghỉ dưỡng và để ở khi làm việc tại Hòa Lạc.
Cùng với dự án này, đầu năm 2024 một số dự án tại Hòa Bình cũng đang được ra hàng trở lại như dự án Ivory Villas & Resort. Các doanh nghiệp bất động sản cũng tăng tốc tìm kiếm cơ hội đầu tư dự án lớn tại Hòa Bình. Trong đó, Sun Group cũng đang cấp tập triển khai ít nhất 3 dự án lớn tại Hòa Bình. Các ông lớn như Geleximco, T&T, Flamingo, Ecopark...cũng không bỏ lỡ "thời cuộc" khi liên tục tìm kiếm cơ hội đầu tư tại thị trường này.
Đánh giá về triển vọng bất động sản khu Tây, giới đầu tư cho biết nhiều khu vực khu Tây thủ đô đang trở thành tâm điểm quan tâm của giới đầu tư. Trong đó, khu vực Hòa Bình có sức hút lớn khi nơi đây vẫn được đánh giá là một “vùng trũng” về giá biệt thự, liền kề so với các khu vực khác tại phía Tây. Nhất là khi thị trường này trong thời gian qua lại nhận được sự quan tâm đặc biệt của nhiều ông lớn bất động sản và nhà đầu tư Hà Nội.