HÀ NỘI KHỞI CÔNG 3 CẦU VƯỢT SÔNG HỒNG. TẠO DIỆN MẠO PHÙ HỢP PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ.
Không chỉ dừng lại ở việc kết nối giao thông, các dự án cầu qua sông Hồng còn được xem là minh chứng về vị thế của người Hà Nội, tạo động lực phát triển các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng Thủ đô.
Cây cầu mới được đầu tư xây dựng trong thời gian gần đây như: cầu Thanh Trì, Nhật Tân, Vĩnh Tuy (đang triển khai đầu tư xây dựng giai đoạn 2), các cây cầu còn lại về cơ bản đang phục vụ ở mức độ quá tải, chưa đáp ứng nhu cầu đi lại. Trong đó, cầu Long Biên và Thăng Long không đảm bảo yêu cầu về cao độ tĩnh không thông thuyền theo quy định hiện hành.
Vì vậy, đầu tư xây dựng thêm các cây cầu để đáp ứng nhu cầu đi lại, tạo các mạch nối trên sông Hồng, đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế.
Nằm trong lộ trình thực hiện quy hoạch giao thông năm 2023, Hà Nội chuẩn bị xây dựng 3 cầu vượt sông Hồng là Trần Hưng Đạo, Tứ Liên và Vân Phúc. Theo đó, dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường từ cầu Tứ Liên đến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên đang triển khai thực hiện lập hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi dự án, dự kiến trình trong quý 3.
Dự án cầu Tứ Liên nằm giữa cầu Nhật Tân và cầu Long Biên, điểm đầu giao với đường Nghi Tàm, điểm cuối qua nút giao QL5.
Cầu Tứ Liên nối quận Tây hồ với huyện Đông Anh, kết nối từ tuyến đường trục chính đô thị quy hoạch dọc đê Hữu Hồng với QL 5 kéo dài, thuộc địa bàn quận Tây Hồ, quận Long Biên và huyện Đông Anh.
Tổng chiều dài theo tuyến thẳng khoảng 5,5 km với 5 nút giao đoạn tuyến gồm: nút giao Nghi Tàm, nút giao Hữu Hồng, nút giao Tả Hồng, nút giao kết nối bãi giữa, nút giao Quốc lộ 5 kéo dài.
Dự án cầu Trần Hưng Đạo nằm khoảng giữa cầu Chương Dương và cầu Vĩnh Tuy. Điểm đầu tại ngã năm Trần Hưng Đạo - Trần Thánh Thông - Lê Thánh Tông điểm cuối tại điểm giao với đường Vũ Đức Thuận.
Phía nam cầu kết nối vào đường Trần Hưng Đạo tại điểm giáp ranh hai quận Hoàn Kiếm và Hai Bà Trưng. Phía bắc, cầu đi qua bãi sông Hồng tới nút giao quy hoạch với đường Nguyễn Văn Linh (QL5A).
Cầu chính dài 900m gồ 6 nhịp. Tổng chiều dài cầu và đường dẫn hai đầu khoảng 5,5 km qua các quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Long Biên.
Dự án cầu Vân Phúc với điểm đầu tại vị trí giao cắt QL 32 thuộc xã Phụng Thượng, huyện Phúc Thọ và điểm cuối ở ranh giới của Hà Nội và tỉnh Vĩnh Phúc.
Phần cầu chính vượt sông, cầu cạn vượt vùng lòng hồ Vân Cốc và cầu dẫn phía Hà Nội rộng 20,5m. Phần đường nối từ QL 32 đến cầu cạn vượt lòng hồ Vân Cốc rộng 32m, quy mô 6 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ.
Mở thêm các cầu vượt giúp phân tác lưu lượng giao thông, giảm áp lực cho các cầu vượt hiện có và đường phố chính. Điều này giúp giảm thiểu kẹt xe và thời gian di chuyển trong thành phố, đồng thời giảm nguy cơ xảy ra tai nạn khi tham gia giao thông. Giảm thiểu kẹt xe và ùn tắc giao thông đồng nghĩa với việc giảm khí thải gây ô nhiễm môi trường, cải thiện môi trường sống cộng đồng.
Việc tạo các mạch nối để bảo đảm duy trì sự kết nối liên thông giữa các khu vực hai bên sông Hồng; góp phần đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế-xã hội, tạo diện mạo mới có tính đột phá về phát triển cho các khu vực phía bắc sông Hồng theo đúng định hướng quy hoạch.