ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI 2021: KHI NÀO? Ở ĐÂU? THỦ TỤC MẤT BAO LÂU?
1. Tổng quan về đăng ký đất đai
Đăng ký đất đai là gì?
Theo khoản 1 Điều 95 Luật Đất đai 2013, đăng ký đất đai là thủ tục bắt buộc đối với người sử dụng đất và người được giao đất để quản lý, đăng ký quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thực hiện theo yêu cầu của chủ sở hữu.
Cơ sở pháp lý điều chỉnh các vấn đề về đăng ký đất đai
- Luật Đất đai 2013
- Nghị định 91/2019/NĐ-CP
- Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật đất đai
- Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính
Là một thủ tục bắt buộc phải thực hiện khi có những biến động về đất nhưng nhiều người vẫn chưa hiểu rõ đăng ký đất đai là gì. Ảnh minh họa: Internet
2. Hai thủ tục đăng ký đất đai cơ bản và trường hợp áp dụng
3. Thủ tục đăng ký đất đai
Thủ tục đăng ký đất đai lần đầu
Người có nhu cầu đăng ký đất đai lần đầu cần chuẩn bị bộ hồ sơ gồm: Đơn đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo mẫu; bản sao các giấy tờ tùy thân; bản sao chứng thực giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo Điều 100 Luật Đất đai 2013; bản sao các giấy tờ chứng minh việc thực hiện nghĩa vụ tài chính/ giấy tờ liên quan đến miễn giảm nghĩa vụ tài chính nếu có...
Sau đó, đem nộp hồ sơ này tại bộ phận 1 cửa, nơi tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính của UBND cấp có thẩm quyền. Hoặc người dân cũng có thể đem nộp tại chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai cấp quận/huyện nơi có đất. Tại đây, cơ quan chức năng sẽ tiến hành xem xét hồ sơ và tiếp nhận giải quyết nếu hồ sơ hợp lệ. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời gian 3 ngày làm việc, cơ quan này có trách nhiệm thông báo, hướng dẫn cho người nộp về việc bổ sung tài liệu để hoàn chỉnh hồ sơ.
Lưu ý, thời gian giải quyết thủ tục đăng ký đất đai lần đầu là không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Sau khi cơ quan chức năng giải quyết hồ sơ hợp lệ, người sử dụng đất/người sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất sẽ được nhận giấy chứng nhận đăng ký đất đai.
Thủ tục đăng ký biến động đất đai
Người dân có nhu cầu đăng ký biến động đất đai trước hết phải chuẩn bị bộ hồ sơ bao gồm:
- Đơn đăng ký biến động đất đai và tài sản khác gắn liền với đất theo mẫu
- Bản gốc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) đã được cấp trước đó
- Các giấy tờ khác liên quan đến nội dung biến động, ví dụ: Văn bản công nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc thay đổi thông tin của cá nhân, hộ gia đình sở hữu đất; văn bản thỏa thuận của cộng đồng dân cư được UBND cấp xã xác nhận đối với trường hợp cộng đồng dân cư đổi tên;...
Người dân đem nộp hồ sơ trên tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp quận/huyện nơi có đất hoặc bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính tại UBND cấp xã nơi có đất (trường hợp địa phương đó chưa có chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai). Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan này sẽ tiếp nhận xử lý và ghi vào sổ tiếp nhận hồ sơ. Sau đó tiến hành giải quyết yêu cầu đăng ký biến động đất đai trong không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Thủ tục đăng ký đất đai lần đầu hoặc khi có biến động đất đai đều phải theo đúng quy định pháp luật. Ảnh minh họa: Internet
4. Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về đăng ký đất đai
Căn cứ Khoản 6 Điều 95 Luật Đất đai 2013, thời hạn đăng ký đất đai đó là không quá 30 ngày kể từ ngày có biến động đất đai (đối với trường hợp thừa kế quyền sử dụng đất thì thời hạn này tính từ ngày phân chia xong di sản thừa kế). Trường hợp người sử dụng đất, người sở hữu nhà ở, tài sản gắn liền với đất cố tình vi phạm quy định này thì sẽ bị xửa phạt hành chính theo quy định tại Điều 17 Nghị định 91/2019/NĐ-CP về hành vi không đăng ký đất đai như sau:
Qua bài viết trên đây, chúng ta đã tìm hiểu về khái niệm đăng ký đất đai, các trường hợp bắt buộc phải đăng ký đất đai cũng như hình thức xử lý nếu người dân cố tình vi phạm.
Theo Linh Phương BĐS